Từ chỗ là vùng trắng trên bản đồ sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam đã dần ghi dấu trong lĩnh vực này với nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý, bảo hộ sáng chế và tham gia mạnh mẽ vào sân chơi chung.
Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/năm. Nhưng vẫn còn hơn 80% số các hàng nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có biểu tượng lô-gô, nhãn mác. Đây là một bất lợi lớn, làm giảm sức cạnh tranh của các loại nông sản Việt trên thị trường thế giới.
Nền kinh tế thị trường hiện nay bản chất là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới và phát triển sản phẩm. Cùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh, điều kiện tiên quyết để đưa sản phẩm ra thị trường lớn là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), việc bảo hộ quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ (TSTT) có vai trò ngày càng quan trọng. Nhưng đáng tiếc tại tỉnh ta, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa nhận biết được tầm quan trọng đó, dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội vươn xa cho sản phẩm đặc trưng của mình.
Giống cây trồng được bảo hộ là giống được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp
Việc Trung Nguyên từng mất thương hiệu café chồn Legendee Coffee, Vinataba từng mất hơn 1 tỷ đồng để bảo vệ thương hiệu tại nước ngoài là 2 trong số nhiều câu chuyện đang xảy ra với thương hiệu Việt
Hôm nay (30/8), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức lễ trao giấy chứng nhận hội viên cho hơn 30 doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức chương trình tập huấn HS 2017, giới thiệu tới về AHTN 2017 tới doanh nghiệp
Theo các chuyên gia luật và những người khởi nghiệp thành công, nếu không hiểu rõ về pháp lý khi khởi nghiệp thì dễ dẫn đến hậu quả khó lường
Thời gian qua, đã có rất nhiều tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý… Mặc dù Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp lý tương đối hoàn thiện về SHTT, nhưng vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý
Mặc dù hoạt động định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam đã diễn ra từ trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005), song cho đến hiện nay việc định giá tài sản trí tuệ vẫn chưa tuân thủ theo một chuẩn mực nào. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ hầu như không điều chỉnh trực tiếp mà chỉ đề cập đến các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình, trong đó bao gồm các tài sản trí tuệ. Để việc định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam được đồng bộ, trong thời gian tới, cần hoàn thiện những quy định pháp luật về định giá tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng